Nguồn:
http://www.facebook.com/notes/tui-la...g/478618328360
Trước tiên tui muốn nói thẳng vô vấn đề, đây là 1 bộ phim không có tiền làm PR.Vì sao? Vì nhà sản xuất đã chi sạch tiền để làm phim rồi. Phải, chi cạn tiền đầu tư quá nhiều vô 1 bộ phim lịch sử, khiến họ không còn đủ kinh phí để làm các chiến dịch quảng bá rầm rộ. Và công bằng mà nói, sự mạo hiểm của họ đã khiến cho bộ phim trở thành 1 tác phẩm độc nhất vô nhị.
Tui sẽ ko đụng đến chuyện hay hay dở, nó mông lung quá, mơ hồ quá chuyện đánh giá 1 bộ phim dưới con mắt của 1 khán giả bình thường như tui. Nhưng tui dám khẳng định, đây là bộ phim duy nhất đã thỏa mãn được đam mê của mình.
Ai thân với tui sẽ biết, tui rất mê điện ảnh, và đặc biệt yêu những nét thuần Việt. (Tui đã xăm 1 cái hình nho nhỏ trên bả vai để luôn nhắc mình về cái niềm đam mê đó) Và KVTL đơn giản chính là kết hợp của cả 2 điều đó lại.
Một bộ PHIM HAY mang GIÁ TRỊ VIỆT.
Phim lịch sử VN làm ra trong giai đoạn này vừa may mà vừa xui. May vì khán giả có chút để ý tới lịch sử nhờ hiệu ứng 1000 năm, nhưng xui vì khán giả VN là những khán giả cục bộ chủ nghĩa hạng nhất. Họ hiểu biết chút ít về lịch sử, và bắt đầu soi chiếu chút kiến thức đó vô những gì mà họ đc thấy. Đơn cử như phim Đường Tới Thăng Long, bộ phim này là phim truyền hình và ko có liên quan gì tới KVTL. ĐTTL bị mọi người xúm lại chửi te tua tơi tả, từ học giả tới khán giả bình dân, vì "cái tội" giống Tàu quá. Tui thấy những người chê và chửi này, họ giống như muốn đóng vai Thượng Đế quay ngược lại lịch sử và bắt cả 1000 năm của cha ông ta phải thật sự sống giống như những gì họ nghĩ và tưởng tượng. Thiệt là kỳ lạ, ủa, giống Tàu thì sao chứ, nó là thực tế mà! Từ xưa tới nay vua phong kiến lên nắm quyền có ông nào mà ko bắt chước Tàu triệt để, từ cung điện, lâu đài, quần áo tới cách ăn nói? Những nhà làm phim ĐTTL theo tui chỉ mắc 1 tội duy nhất, đó là ko dám sáng tạo theo những gì mà khán giả thích, tức là k tìm hiểu khẩu vị của khán giả trước khi làm. Họ đã làm rất đúng lịch sử đó thôi. Chứ họ ko mắc những tội như kiểu là "theo đuôi Tàu" hay là "không phải Việt Nam" như những kẻ chống Tàu cực đoan nói.
KVTL ở chiều ngược lại, dám sáng tạo đột phá trên chút tro tàn còn sót lại của lịch sử Việt, tạo ra những hình ảnh đặc sắc, chưa từng thấy ở bất cứ đâu trên màn ảnh Việt và thế giới, và chắc chắn là ko có ở Trung Quốc. Tui coi phim mà sởn da gà, nổi gai ốc khắp mình mẩy khi coi cảnh 2 đứa trẻ rượt đuổi nhau trên lưng trâu, mèn ơi, ta nói, nó hấp dẫn kinh khủng. Chưa có pha hành động trong phim nào làm tui cảm thấy như vậy hết trơn, kể cả Dòng Máu Anh Hùng và Bẫy Rồng. Vì nó Việt Nam quá, và được làm đẹp quá. Rồi đến các cảnh lia máy trên cao, ở khu chợ, con thuyền bên bờ sông, cây đa giếng nước... các cảnh được dựng rất chăm chút đến từng chi tiết. Coi mà giống như tui muốn đứng phắt dậy, chỉ vô màn hình nói, "đó, nó đó, cái khung cảnh hồi xưa của VN là vậy đó, tui tin nó y chang như vậy đó". Thiệt là đẹp đến nao lòng, dù khi mới nhìn, những người khó tính sẽ dị ứng với hình ảnh dân Việt Nam sao mà nghèo khó, lấm lem đến vậy. Nhưng đừng phủ nhận, VN mình ngày xưa nhỏ và nghèo.
Để làm được vậy, sự dũng cảm của nhà làm phim là rất lớn, dám táo bạo làm theo những gì họ tin là hợp, dù nó ko hẳn thuộc về lịch sử. Ở đây tui muốn nói tới trang phục của các nhân vật chính, vua và hoàng hậu, hoàng tử và ca kỹ. Như đạo diễn Lưu Trọng Ninh nói, màu sắc trang phục là nằm ở triết lý của mỗi dân tộc, Trung Hoa lấy Hoàng Hà làm trung tâm khởi thủy dân tộc, nên họ chọn màu vàng làm chủ đạo, thì Việt Nam với sắc đỏ của sông Hồng lấy màu nâu trầm làm tông chính. Và họ đã chọn đúng. Trang phục của cả triều đình VN hiện lên, không màu mè nhức mắt chói chang như kiểu Hoàng Kim Giáp mà giản dị, trầm mặc, kéo cảm giác khán giả ngay lập tức thu về nội tâm. Màu nâu là màu tui cực kỳ thích, nên với tui giống như bắt gặp tri kỷ. Nhìn những bộ long bào, áo giáp, vũ khí nhuốm sắc nâu trong phim, thật sự là mãn nguyện thị giác tột cùng.
Chắc cũng phải nói sơ qua về diễn viên, tuy tui cũng ko mặn mà lắm, vì báo chí nói nhiều quá rồi. Đình Toàn diễn điên và tàn, tàn ở đây là ngang tàn và bạo tàn, 1 vai xuất sắc. Ngọc Ngoan đóng uất ra uất, đóng thương ra thương, đóng trực ra trực. Chưa phải là xuất sắc, nhưng với 1 siêu mẫu quê Cà Mau bỏ ngang năm Nhất khoa Diễn viên mà nói, đó đã là 1 nỗ lực tột bực. Tất nhiên là hay hơn vai Nguyễn Du trong Long Thành Cầm Giả Ca, cái phim đó thì mặt Ngoan còn quá cứng, cảm xúc ko có được biến tấu. Được cái quá đẹp trai, hehe. Ngô Mỹ Uyên thì chán, quá chán, tui ko thích bà này chút nào. Những người còn lại vừa vừa. Riêng khoản lồng tiếng, đây thật sự là 1 nỗi ác mộng. Tui ghét phim miền Bắc kinh dị ko phải vì cách diễn của diễn viên (đa phần họ diễn rất tốt), nhưng vì giọng lồng tiếng 100 phim như 1, đều đều như đọc kinh, chán thảm não chán. Tui nge Đình Toàn nói mà ko nhập tâm nổi, vì đã quen với giọng thiệt của anh ta, nay nge cái giọng lồng tiếng đó, y như tra tấn.
Cuối cùng rồi tui mới nhắc tới yếu tố quan trọng số 1 của phim: kịch bản. Phim này kịch bản có vẻ như đã bị gọt đi quá nhiều, vì lý do ko có kinh phí làm, hay vì ko còn kịp thời gian (tự nhiên thấy hối hận, hay là do những khán giả luôn hối thúc như mình mà phim bị đẻ non?? T_T), mà tiết tấu và diễn biến ko còn mạch lạc nữa. Rất khó theo dõi. Tự nhiên đang cảnh này đùng cái qua cảnh kia, nhanh quá làm não suy nghĩ không kịp. Cảm xúc chỗ này chưa kịp lên thì đã chuyển qua chỗ kia. Thiệt, coi vừa bức xúc vừa đau lòng. Một bộ phim triển vọng và tiềm năng như vậy, với quá nhiều chất liệu sẵn có ngon lành và ê hề như vậy, mà tiếc thay chưa sắp xếp được thành 1 thực đơn ăn rồi nhớ mãi ko quên. Tui đọc nhiều, và có 1 tin là khi chiếu thử ở HN đã bị hội đồng duyệt phim yêu cầu cắt đi 1 số cảnh để phù hợp với cái quỷ j đó liên quan tới Đại lễ, nên tui nghi lắm. Cái lỗi bự chảng này nó KHÔNG nằm ở nhà làm phim, mà ở mấy cái kẻ ở trên ngó xuống mới đúng. Thương đoàn phim này quá...
Giá mà bộ phim độc nhất vô nhị này được dời lại ngày chiếu, để nhà đầu tư lấy thêm can đảm biến nó thành 1 tác phẩm độc lập với Đại lễ, và bỏ thêm 1 khoản tiền PR cho phim. Sẽ không thấm tháp gì vài trăm triệu làm PR, nếu so với 60 tỷ kinh phí làm phim. Nhưng giá mà rồi thì cũng chỉ là cọng giá thôi mà, có lên cây đậu được đâu kia chứ.
Dù gì đi nữa, năm nay là 1 năm bội thu của điện ảnh Việt Nam, với hàng loạt dự án phim đã và đang ra mắt. Dĩ nhiên, với hiệu ứng của đại lễ 1000 năm, cũng dễ hiểu đây là cú hích để các nhà làm phim mạnh dạn bắt tay vào làm. Các phim dạng mừng đại lễ năm nay liệt kê ra đây gồm Tây Sơn Hào Kiệt (01/05), Người Con Của Rồng (17/09), Long Thành Cầm Giả Ca (01/10), Vượt Qua Bến Thượng Hải-Hành Trình Qua Ba Bể (11/10), Khát Vọng Thăng Long (12/11). Nhưng đó không phải là tất cả, bởi số lượng các phim vừa kể ra chỉ đếm đủ 1 bàn tay, còn số phim điện ảnh VN đã sản xuất cũng như sắp phát hành năm 2010 đạt đến con số 20 phim!
(nguồn:
http://www.facebook.com/pages/Dien-A...59120077459851).
Điểm lại 1 chút tình hình vừa qua để thấy rằng, với 1 người mê phim như tui, và phải nói là đặc biệt yêu phim Việt như tui, số lượng những bộ phim tui mong chờ năm nay là rất nhiều. Không kể các phim trong Tết mà nếu tính đúng ra, đó là các dự án trong năm 2009 phát hành đầu năm 2010, các phim Việt năm nay, thật đáng kinh ngạc, ra rạp phần lớn ở thời điểm mùa hè và mùa thu. Để các bạn thấy được sự khác biệt, hãy nhìn lại năm 2009, khi chỉ có 3 dự án phim Việt ra rạp trái mùa Tết, là Đừng Đốt, Chơi Vơi, và Bẫy Rồng, (ko kể các phim ko thấy ra rạp hoặc chiếu mà như ko chiếu như Cú Và Chim Se Sẻ, 14 Ngày Phép, Trăng Nơi Đáy Giếng), còn năm 2010, con số đó là xấp xỉ 15! Một sự phát triển đáng tự hào của phim VN.
(À, vâng, tui biết lỡ mà có nge tui vừa nói câu vừa rồi thì có bạn sẽ bĩu môi dài mỏ chê phát triển cái j`, nhiều phim làm j`, phim VN dở tệ, phim VN đạo, phim VN nhảm.v.v... okie, chả có cái j bắt đầu mà hay đc ngay, Hollywood nó phát triển cả 100 năm mới đc ng ta chú ý, hỏi mấy bạn hay chê phim VN và khen phim Mỹ liệu có bao nhiêu phim trong 10 năm đầu tiên của điện ảnh Mỹ mà bạn biết, bạn thấy ng ta coi đi coi lại, khen tới khen lui hem? Rất ít. Trong khi đó, điện ảnh VN chỉ mới thật sự bắt đầu gầy dựng lại kể từ năm 2003, khi bộ phim gây tranh cãi Gái Nhảy ra mắt, kéo xốc lên cả 1 dư luận khen chê cũng như niềm hy vọng của nhà làm phim Việt.)
Và vì năm nay có quá nhiều phim VN để coi nên tui rất lười viết review phim. Để Mai Tính, Giao Lộ Định Mệnh, Long Thành Cầm Giả Ca, Cánh Đồng Bất Tận là những phim đã coi, phải nói cho ngay, tui cảm thấy sung sướng khi coi những phim đó. Vì coi thì mới thấy điện ảnh VN ngày càng đa dạng về đề tài. Nhưng mà ko biết nói sao đây, thiệt tình sau khi coi mấy phim đó, tui ko có hứng viết review nữa, dù hồi đó cứ coi phim VN là sục sôi về viết review cho mọi người coi, với hy vọng ai đọc review sẽ đi coi phim VN ủng hộ, hehe. 1 phần vì thấy những phim đó khán giả họ đã quan tâm nhiều, và họ đã ra rạp coi đông. Mà 1 phần cũng vì, mấy bộ phim đó chưa gây đc cảm xúc mãnh liệt cho tui, như Dòng Máu Anh Hùng, Áo Lụa Hà Đông đã làm được.
Nhưng các bạn thấy đó, tui đã viết review cho phim Khát Vọng Thăng Long. Thẳng thắn mà nói, tui thành tâm bái phục những người làm ra bộ phim này. Và tui ko cam tâm nhìn họ, chỉ vì dốc hết tâm huyết vào làm bộ phim mà cạn cả tiền để làm PR, phải chứng kiến cảnh bộ phim vắng hoe khán giả. Tui ko muốn 1 chút nào.
Đây là 1 bộ phim xứng đáng để coi và cảm nhận đc rõ nhất hồn Việt trong nghệ thuật thứ 7. Tui mong bạn, bất kỳ ai đọc cái note nhỏ bé này hãy mua vé đi coi phim KVTL. Bạn tin tui đi, tui ko nhận đc cắc bạc nào từ nhà sản xuất đâu, hì hì.